Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

Tiêu chí xác nhận bậc thợ


Công nhân hàn hơi
Bậc 1
a) Hiểu biết:
1. Phân tích được tính chất của ngọn lửa hàn hơi và cách phân bố nhiệt của ngọn lửa.
2. Ðọc được bản vẽ đơn giản có 2 hình chiếu.
3. Phân biệt được các phương pháp hàn nối, đọc được các kí hiệu về hàn nối mép và nối đầu.
4. Biết sơ lược được tính chất cơ học của kim loại thông thường, nắm được cách phân loại và phân biệt giữa thép và gang.
5. Biết chuẩn bị cho công việc hàn hơi bao gồm: hơi, ô xy, ống dẫn, mỏ hàn ...
6. Biết cách đọc đồng hồ đo áp lực.
7. Phân biệt được mối hàn tốt hay xấu bằng cách xem xét, gõ, đập.
8. Biết được các biện pháp kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ trong nghề hàn hơi.
b) Làm được:
1. Ðiều chỉnh được ngọn lửa đang hàn, đóng mở van hơi và chuẩn bị dụng cụ trước khi hàn.
2. Hàn nối mép tôn dày từ 2 đến 4 mm.
3. Bảo quản được các thiết bị trong nghề.
Bậc 2
a) Hiểu biết:
1. Biết vẽ khai triển các hình trụ, tròn. Biết được dung sai kích thước tự do.
2. Nắm được tính chất của các loại kim loại thông thường như: gang, thép, đồng, nhôm.
3. Biết được các loại đầu nối và mối hàn.
4. Biết tên và công dụng của từng số mỏ hàn, mỏ cắt.
5. Nắm được phương pháp cắt hơi và hàn hơi.
6. Biết tên gọi các loại thuốc hàn, que hàn và cách chọn thích hợp với vật liệu.
7. Biết cách điều tiết lượng ô xy và hơi phù hợp với từng trường hợp cắt, hàn, đốt.
8. Nắm được cấu tạo, tác dụng và phương pháp sử dụng an toàn các thiết bị hàn hơi.
b) Làm được:
1. Hàn nối đuợc tôn dày từ 2 đến 5 mm.
2. Ðiều chỉnh được ngọn lửa và áp suất ô xy để cắt tôn dày đến 10 mm theo dấu đơn giản.
3. Hàn được các ống bằng đồng đỏ đường kính tới 30 mm, chiều dày ống từ 3 đến 6 mm.
4. Sử dụng và bảo dưỡng được các thiết bị về hàn hơi theo chỉ dẫn của thợ bậc cao.
5. Phát hiện được một vài hư hỏng thông thường của thiết bị hàn.
6. Phòng chống được biến dạng trong quy trình hàn.
Bậc 3
a) Hiểu biết:
1. Biết đọc các bản vẽ chi tiết có 3 hình chiếu.
2. Nắm được tính chất của kim loại màu và hợp kim của chúng.
3. Biết sơ lược kỹ thuật hàn đồng, nhôm, gang.
4. Biết tính lượng que hàn theo kết cấu của mối hàn.
5. Biết lựa chọn riêng mỏ hàn và xác định được góc nghiêng của mỏ hàn, phương pháp di mỏ hàn.
6. Biết yêu cầu cơ bản về chất lượng mối hàn, nêu được khuyết tật của mối hàn và phuơng pháp tránh.
b) Làm được:
1. Hàn được các ống bằng đồng đỏ dày từ 2 đến 4 mm.
2. Hàn được dao hợp kim.
3. Cắt được tôn dày đến 20 mm theo dấu một cách tương đối chính xác.
4. Hàn được các bình chịu áp suất nước đến 2,5 kg/cm2.
5. Sửa chữa được mỏ hàn trong trường hợp hỏng thông thường.
6. Cắt phá được tôn mạn tàu thuỷ, hàn nối được các loại ống thép trong hầm tàu có đường kính tới 100mm.
7. Vát mép được các loại tôn dày phục vụ cho nguyên công hàn.
8. Làm được trong tư thế hàn leo theo kiểu dưới lên, trên xuống ở các chi tiết, bộ phận không quan trọng.
Bậc 4
a) Hiểu biết:
1. Ðọc được bản vẽ lắp ráp trung bình khoảng 5 -10 chi tiết, như hệ thống quạt gió tàu thuỷ.
2. Nắm vững yêu cầu đối với thuốc hàn và ký hiệu que hàn.
3. Nắm vững kỹ thuật hàn đồng, nhôm, gang và cách chọn thuốc, que hàn phù hợp.
4. Phân tích được nguyên nhân gây biến dạng khi hàn, các phương pháp chống biến dạng.
5. Nắm vững quy tắc sử dụng thiết bị hàn điện và kỹ thuật an toàn về điện.
6. Hiểu được kết cấu của bộ van giảm áp chai ô xy.
7. Biết được hình thức kiểm nghiệm chất lượng mối hàn.
b) Làm được:
1. Hàn được các mối hàn bằng, hàn leo tôn dày 3 mm.
2. Cắt và hàn được các đường ống dẫn trong hầm tàu.
3. Hàn kín được các vật bằng tôn mỏng tới 1 mm.
4. Hàn đắp được các chi tiết như bánh răng bằng gang không quan trọng, hàn đắp được chân vịt đồng, trục chân vịt, xoa trục bạc.
5. Cắt được các đường cong tổng đoạn, phân đoạn, mũi, lái tàu thuỷ, các đường cong nối tiếp góc độ nhỏ, tôn dày tới 10 mm.
6. Sửa được tất cả các loại đèn cắt, đèn hàn hiện có.
7. Làm được dưỡng để cắt, kiểm tra.
8. Sử dụng được máy cắt tự động và bán tự động thông thường để cắt các vật tương đối phức tạp.
Bậc 5
a) Hiểu biết:
1. Ðọc được toàn bộ các bản vẽ về máy hàn, vật hàn.
2. Lựa chọn được phương pháp hàn nối ống tuỳ theo độ dày của thành ống.
3. Biết lý thuyết nhiệt luyện kim loại như: thép, gang.
4. Nắm vững tính chất của ô xy và hơi hàn dùng trong công nghệ hàn.
5. Biết kỹ thuật hàn gang nguội, gang nóng, hàn kim loại màu và hợp kim khác.
6. Phân tích được khuyết tật của mối hàn, đề ra được những biện pháp khắc phục.
7. Biết các phương pháp nhiệt luyện sau khi hàn, lập được trình tự hàn cho công việc bậc thợ của mình và bậc dưới.
8. Biết lý thuyết gò bậc 2 và hiểu biết công nghệ của thợ sắt bậc 3.
b) Làm được:
1. Hàn được các mối hàn leo, hàn ngửa ở những chỗ chật hẹp, hiểm hóc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2. Hàn được các chi tiết, phụ tùng chịu áp lực, chịu sức chấn động mạnh.
3. Hàn sửa chữa được các vật bằng gang cũ, gang đúc bị khuyết tật đòi hỏi phương pháp gia nhiệt và kỹ thuật hàn phức tạp.
4. Cắt được tôn dày tới 50 mm, thép tròn đường kính tới 100 mm.
5. Cắt được những đường cong phức tạp, rà mép tôn trên vỏ tàu biển phần đáy và mũi lái.
6. Làm được thợ hàn điện có tay nghề tương đương bậc 2/7.
7. Sửa chữa thành thạo các bộ phận máy hàn khi hư hỏng.
8. Xử lý được những khuyết tật của mối hàn.
Bậc 6
a) Hiểu biết:
1. Hiểu được dung sai lắp ghép, biết tra bảng dung sai.
2. Xác định được quy trình công nghệ hàn thích hợp đối với từng loại chi tiết lắp ghép đảm bảo kỹ thuật.
3. Biết phương pháp xử lý nhiệt trước và sau khi hàn.
4. Biết phương pháp kiểm nghiệm mối hàn và vật hàn, nắm được phương pháp kiểm tra tu sửa và thử nghiệm thiết bị hàn hơi.
5. Lập được trình tự hàn cho công việc bậc thợ của mình và bậc dưới.
6. Có hiểu biết về hàn điện của thợ bậc 3/7.
b) Làm được:
1. Hàn được các ống thép với nhau mà không xoay ống (để đứng).
2. Hàn được tất cả các chi tiết to hoặc nhỏ bằng sắt, thép, gang, đồng, ăng ti mon.
3. Hàn sửa được các mặt hàng khó như: đắp bánh răng, hàn bạc đồng, chân vịt tàu biển, cánh rô to động cơ điện, vết nứt của xi lanh, nắp xi lanh, băng máy.
4. Hàn được nồi hơi, các bộ phận của nồi hơi ở các tư thế.
5. Kiểm tra, sửa chữa được một số khuyết tật của vật hàn.
6. Làm được thợ hàn điện có tay nghề tương đương bậc 3/7, thợ gò và thợ nguội tương đương bậc 2.
7. Tổng hợp và phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, có năng suất, chất lượng cao.
Bậc 7
a) Hiểu biết:
1. Vẽ được các dụng cụ gá lắp dùng cho việc hàn.
2. Nắm vững công nghệ hàn cho tất cả các loại thép, gang và kim loại màu hoặc hợp kim.
3. Biết lý thuyết nhiệt luyện kim loại và tôi đèn xì.
4. Biết những biến đổi về chất lượng kim loại trong mối hàn và nguyên nhân gây ra chất lượng xấu.
5. Nắm được tính năng kỹ thuật của tất cả các thiết bị hàn hơi, nắm được cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn bằng siêu âm.
b) Làm được:
1. Làm được các bộ gá lắp phức tạp trong nghề hàn.
2. Hàn được tất cả các chi tiết, bộ phận khó ở mọi tư thế phải qua công nghệ hàn hơi.
3. Sử dụng được các thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn theo tài liệu huớng dẫn.
4. Làm được thợ hàn điện có tay nghề tương đương bậc 4/7, thợ gò và thợ nguội tương đương bậc 3.
5. Chỉ đạo sản xuất và quản lý kỹ thuật công nghệ hàn hơi.
6. Phát hiện đuợc bất hợp lý trong quy trình hàn.
7. Sửa chữa được những hỏng hóc của các máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.
8. Tổng kết được kinh nghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Công nhân hàn điện
Bậc 1
a) Hiểu biết:
1. Biết đọc bản vẽ chi tiết đơn giản qua 2 hình chiếu, các ký hiệu mối hàn nối.
2. Hiểu được khái niệm về dung sai kích thước.
3. Biết tính chất của vật liệu thông dụng làm từ thép các bon.
4. Nắm được kiến thức thông thường về điện và đọc được chỉ số trên các đồng hồ của máy hàn một chiều, máy hàn xoay chiều.
5. Phân biệt đuợc mối hàn ngấu hay không ngấu, tốt hay xấu.
6. Biết tên và công dụng của các loại dụng cụ chính dùng trong nghề và dụng cụ phòng hộ cá nhân.
7. Biết tính chất nguy hiểm của dòng điện và biện pháp phòng ngừa tai nạn.
b) Làm được:
1. Ðấu được dây nóng và dây nguội của máy hàn.
2. Hàn đính, gá được các kết cấu không quan trọng, hàn nối đuợc tôn dày từ 5 mm trở lên.
3. Hàn được các mối hàn thẳng góc của các kết cấu cong giang không quan trọng trong công nghệ đóng tàu có trọng tải 300 tấn ở vị trí hàn bằng.
4. Tẩy sạch được các mối hàn thông thường.
5. Ðấu được điện nguồn cho máy hàn xoay chiều.
Bậc 2
a) Hiểu biết:
1. Hiểu được dung sai lắp ghép, tra được dung sai kích thước.
2. Biết tiêu chuẩn, hình dạng, cách gọi tên các loại thép định hình thường dùng trong công nghệ đóng tàu.
3. Nắm được tính chất, công dụng của các kim loại thông thường và vật liệu thường dùng trong công nghệ đóng tàu.
4. Ðọc được các ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn Nhà nước.
5. Biết tên gọi, thành phần, tính chất, công dụng của các loại que hàn thường gặp, biết sơ lược về thành phần lớp thuốc bọc que hàn.
6. Biết nguyên nhân gây ra khuyết tật bên ngoài của mối hàn và cách khắc phục.
7. Biết các phương pháp chuyển động của đầu que hàn trong hàn tay.
8. Biết sơ lược nguyên lý, cấu tạo máy hàn xoay chiều, máy hàn một chiều thường dùng.
9. Biết biện pháp phòng ngừa tai nạn điện giật và cách cấp cứu khi bị điện giật.
b) Làm được:
1. Ðiều chỉnh được dòng điện hàn cho phù hợp với đường kính que hàn, chiều dày vật hàn.
2. Hàn được ở tư thế hàn bằng các mối hàn nối tiếp thẳng góc loại tôn 5 - 8 mm với vật hàn không quan trọng.
3. Hàn được các mối hàn lồi, lõm, hàn chồng mối các tấm thép dày 5 -10 mm ở tư thế hàn bằng.
4. Phát hiện được một số hư hỏng thông thường của máy hàn để gọi thợ điện đến sửa chữa.
Bậc 3
a) Hiểu biết:
1. Ðọc được bản vẽ của vật thể qua 3 hình chiếu.
2. Biết tính, lấy dấu các loại sắt, thép định hình và tôn tấm trước khi uốn và hàn.
3. Biết thành phần chính và tác dụng của các chất bảo vệ mối hàn.
4. Biết được các khuyết tật của mối hàn trong công nghệ hàn tay và phương pháp tránh.
5. Nắm được sơ lược các phương pháp chống biến dạng khi hàn.
6. Biết xác định đường kính que hàn theo loại mối hàn và chiều dày tôn.
7. Hiểu được nguyên lý, cấu tạo của các máy hàn thường dùng và các hư hỏng thường gặp.
8. Biết chọn tiết diện dây hàn theo dòng điện hàn.
9. Hiểu được nguyên lý, cấu tạo dụng cụ đo điện như: vôn kế, ampe kế.
10. Biết sơ lược nguyên lý hàn tự động và bán tự động.
b) Làm được:
1. Hàn được các bệ máy với chiều dày tôn đến 12 mm ở vị trí hàn bằng.
2. Hàn nối kín nước được các loại ống với nhau, ống với mặt bích của kết cấu chịu áp lực thấp.
3. Hàn đắp được các chi tiết không quan trọng bằng thép các bon thấp.
4. Hàn đắp được ở tư thế hàn ngang, hàn leo các bộ phận không quan trọng như: vách thùng chứa nước, chứa dầu, vách tàu, vách xà lan.
5. Hàn đắp và láng được mặt phẳng rộng đến 20 cm2.
6. Cắt được tôn dày 2 - 4 mm đảm bảo kỹ thuật.
7. Sử dụng được máy hàn chấm.
8. Làm được một số việc của thợ sắt bậc 1 có liên quan.
Bậc 4
a) Hiểu biết:
1. Ðọc được bản vẽ kết cấu hàn và bản vẽ có mặt cắt ngang.
2. Nắm vững cấu tạo, nguyên lý của máy phát điện hàn 1 chiều.
3. Biết phương pháp hàn nóng, hàn lạnh gang và cách bố trí mép hàn.
4. Nắm được một số điều cần thiết khi hàn thép không gỉ.
5. Biết phân tích được nguyên nhân biến dạng khi hàn và cách chống biến dạng.
6. Biết các phương pháp nghiệm thu vật hàn bằng cách kiểm tra bên ngoài, đo kích thước, thử độ kín.
7. Nắm được nguyên tắc hàn tự động, hàn bán tự động: hàn dưới lớp thuốc và hàn trong khí bảo vệ.
b) Làm được:
1. Hàn được ở các tư thế (hàn leo, ngang, trần) các chi tiết quan trọng như: nối các phân đoạn, tổng đoạn tàu, hàn các đường dưới mớn nước của tàu, sà lan.
2. Hàn đắp được trục lái, trục chân vịt, trục trung gian, bánh răng hộp số.
3. Hàn được ở các tư thế mối hàn tôn mỏng đến 2 mm.
4. Hàn được các thùng, ống từ thép các bon chịu áp suất đến 20 kg/cm2 và chịu nhiệt độ đến 300 oC.
5. Chuẩn bị để hàn và hàn được các chi tiết bằng gang theo phương pháp hàn lạnh.
6. Phát hiện được các hư hỏng thông thường của máy hàn và tự sửa chữa được một số trường hợp.
Bậc 5
a) Hiểu biết:
1. Biết tính chất, thành phần, tác dụng của một số kim loại màu và hợp kim của chúng.
2. Ðọc được bản vẽ kết cấu hàn tương đối phức tạp với nhiều chi tiết.
3. Biết nguyên nhân gây ra các ứng suất về nhiệt, biến dạng, các phương pháp giảm ứng suất, biến dạng khi hàn.
4. Biết nối và vận hành các máy phát điện và biến thế hàn làm việc song song, biết dùng các máy hàn công suất thấp để hàn các chi tiết dày, mở mép rộng.
5. Biết phương pháp nhiệt luyện sau khi hàn.
6. Biết kết cấu, công dụng của bình sinh khí axêtylen và ô xy.
7. Lập được trình tự hàn cho thợ bậc dưới.
b) Làm được:
1. Hàn được bình, ống chịu áp lực đến 50 kg/cm2, làm việc ở nhiệt độ đến 300 - 400 oC, chịu được chấn động.
2. Hàn được bệ máy tàu biển lớn.
3. Hàn được các ống nước bằng gang, các vỏ hộp số, vỏ máy bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.
4. Hàn được tư thế hàn trần một số chi tiết, kết cấu quan trọng như: nối tổng đoạn của tàu, tôn vỏ sống mũi, sống lái tàu và sà lan.
5. Hàn được các kim loại màu như: đồng đỏ, đồng thanh, đồng thau.
6. Hàn được hộp máy và các kết cấu đòi hỏi độ chính xác cao, đảm bảo không biến dạng quá giới hạn và ứng suất dư lớn.
7. Xử lý được một số biến dạng sau khi hàn.
8. Làm được thợ sắt có tay nghề tương đương bậc 2.
9. Sử dụng được các thiết bị hàn hơi và biện pháp an toàn thợ hàn hơi bậc 2.
Bậc 6
a) Hiểu biết:
1. Phác hoạ được đồ gá dùng trong công nghệ hàn.
2. Biết sử dụng các biện pháp cần thiết trước khi hàn để giảm tối đa biến dạng và ứng suất sau khi hàn.
3. Biết phương pháp xử lý nhiệt trước khi hàn.
4. Biết cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị hàn tự động, hàn bán tự động, hàn bấm, hàn đối đầu.
5. Biết các phương pháp cơ bản kiểm tra chất lượng mối hàn.
6. Biết trình tự, công nghệ hàn các mối hàn vát mép kiểu X đến 12 lớp và quy cách que hàn đối với mọi lớp hàn.
7. Biết tổ chức nơi làm việc an toàn và khoa học.
8. Có hiểu biết về hàn hơi như thợ hàn hơi bậc 3.
b) Làm được:
1. Sử dụng được máy hàn bán tự động, hàn chấm, hàn đối đầu.
2. Hàn được nồi hơi, các kết cấu chịu áp lực đến 60 kg/cm2, chịu nhiệt độ đến 400 oC.
3. Hàn được mối hàn trần của tôn mỏng 1,5 mm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật trên suốt chiều dài mối hàn.
4. Hàn được tôn dày 20 mm, hàn nối các loại trục lớn đường kính đến 100 mm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không biến dạng quá tiêu chuẩn cho phép.
5. Hàn được thép không gỉ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
6. Sửa chữa đuợc các khuyết tật mối hàn.
7. Làm được thợ hàn hơi có tay nghề tương đương bậc 3 và làm được một số việc liên quan của thợ sắt bậc 3.
8. Tổng hợp và phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, có năng suất và chất lượng cao.
Bậc 7
a) Hiểu biết:
1. Hiểu biết được kỹ thuật điện ở trình độ sơ cấp.
2. Biết hầu hết các phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn.
3. Biết về biến đổi chất kim loại trong mối hàn và nguyên nhân gây chất lượng xấu.
4. Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị kiểm tra mối hàn bằng siêu âm.
5. Nắm được tính năng kỹ thuật của tất cả các thiết bị hàn hiện có.
6. Biết phương pháp pha chế thuốc hàn dùng cho hàn bán tự động, hàn tự động và biết các loại khí thường dùng bảo vệ mối hàn trong hàn bán tự động.
7. Biết tính cường độ mối hàn.
8. Hiểu biết được các kiểu gá hàn tiên tiến và biết lập trình tự mối hàn trong một kết cấu nhằm giảm biến dạng hàn và ứng suất sau hàn.
9. Có hiểu biết về hàn hơi như thợ hàn hơi bậc 4.
10. Nắm được lý thuyết gò, rèn tương đương thợ bậc 3.
b) Làm được:
1. Hàn được mọi chi tiết, kết cấu phức tạp, ở mọi tư thế phải qua trong công nghệ hàn điện.
2. Sử dụng được các thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn khi có tài liệu hướng dẫn.
3. Phát hiện, sửa chữa được các hư hỏng của máy hàn tay và máy hàn bán tự động.
4. Làm được một số công việc của thợ sắt bậc 4 và thợ hàn hơi bậc 4.
5. Giải quyết được tất cả các khó khăn về kỹ thuật hàn điện.
6. Lập được quy trình hàn cho công việc bậc thợ của mình và bậc dưới, phát hiện sai sót trong các quy trình.
7. Tổng kết được kinh nghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét